ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG HIỆU QUẢ

Tài chính công là tổng thể cac hoạt động thu chi băng tiền do Nhà nước tiến hành nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội. Vậy Quản lý tài chính công là gì và có những đặc điểm cụ thể như thế nào? Cùng luanvandt.com trả lời những câu hỏi này nhé.

1. Khái niệm quản lý tài chính công

Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định.

Trong hoạt động quản lý các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải được xác định đúng đắn.

Quản lý tài chính công (TCC) là một nội dung của quản lý tài chính và là một mặt của quản lý xã hội nói chung, do đó trong quản lý TCC các vấn đề kể trên cũng là các vấn đề cần được nhận thức đầy đủ.

Trong hoạt động TCC, chủ thể quản lý TCC là Nhà nước hoặc các cơ quan Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Chủ thể trực tiếp quản lý TCC là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.

Đối tượng của quản lý TCC là các hoạt động của TCC. Nói cụ thể hơn đó là các hoạt động thu, chi bằng tiền của TCC; hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ TCC diễn ra trong các bộ phận cấu thành của TCC. Đó cũng chính là các nội dung chủ yếu của quản lý TCC.

Hoạt động tài chính không chỉ chịu sự chi phối bởi bản thân hoạt động của con người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tài chính, mà còn chịu sự chi phối bởi môi trường kinh tế – xã hội khách quan mà tài chính đang tồn tại và vận động.

Do đó, trong quản lý tài chính nói chung và quản lý TCC nói riêng, để đạt tới các mục tiêu đã định, một mặt phải tác động vào môi trường kinh tế – xã hội khách quan mà tài chính đang tồn tại và vận động, mặt khác phải tác động vào các hoạt động của con người đang chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tài chính để điều khiển các hoạt động tài chính phù hợp với các yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế – xã hội và ý muốn chủ quan của người quản lý nói chung và của Nhà nước nói riêng.

 

2. Các phương pháp quản lý tài chính công

Trong quản lý tài chính công, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau.

  • Phương pháp tổ chức được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động của TCC theo những khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó của TCC.
  • Phương pháp hành chính được sử dụng khi các chủ thể quản lý TCC muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện. Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính
  • Phương pháp kinh tế được sử dụng thông qua việc dùng lợi ích vật chất để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động TCC.

Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực TCC được sử dụng để quản lý và điều hành các hoạt động. TCC được xem như một loại công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng.

hinh-anh-quan-ly-tai-chinh-cong-2

Trong quản lý tài chính công, công cụ pháp luật được sử dụng thể hiện dưới các dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý tài chính; các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê; các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục NSNN…

Cùng với pháp luật, hàng loạt công cụ phổ biến khác được sử dụng trong quản lý TCC như: các đòn bẩy kinh tế, tài chính; kiểm tra, thanh tra, giám sát; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý TCC…

Mỗi công cụ kể trên có đặc điểm khác nhau và được sử dụng theo các cách khác nhau nhưng đều nhằm cùng một hướng là thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động TCC nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

Từ những phân tích kể trên có thể có khái niệm tổng quát về quản lý TCC như sau:

Quản lý TCC là hoạt động của các chủ thể quản lý TCC thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của TCC nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

 

3. Đặc điểm của quản lý tài chính công

Quản lý TCC là sự tác động của các chủ thể quản lý TCC vào quá trình hoạt động của TCC. Để quản lý TCC có hiệu quả đòi hỏi phải nắm được đặc điểm của quản lý TCC. Đến lượt nó, đặc điểm của quản lý TCC lại chịu sự chi phối bởi đặc điểm của hoạt động TCC – đối tượng quản lý và mô hình tổ chức hệ thống bộ máy quản lý TCC – chủ thể quản lý. Từ đó có thể khái quát các đặc điểm cơ bản của quản lý TCC như sau:

3.1. Đặc điểm về đối tượng quản lý T

Đối tượng của quản lý tài chính công là các hoạt động của TCC. Tuy nhiên, các hoạt động của TCC lại luôn gắn liền với các cơ quan Nhà nước – các chủ thể của TCC. Các cơ quan này vừa là người thụ hưởng nguồn kinh phí của TCC, vừa là người tổ chức các hoạt động của TCC. Do đó, các cơ quan này cũng trở thành đối tượng của quản lý TCC.

Lấy chất lượng, hiệu quả đã đạt được của các hoạt động TCC làm cơ sở để phân tích đánh giá động cơ, biện pháp tổ chức, điều hành hoạt động TCC của các cơ quan Nhà nước là đòi hỏi và là nguyên tắc của quản lý TCC. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho các nguồn lực tài chính của Nhà nước được sử dụng hợp lý và có hiệu quả, tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng công quỹ.

Quản lý TCC thực chất là quản lý các quỹ công, quản lý các hoạt động tạo lập (thu) và sử dụng (chi) các quỹ công, do đó sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý yếu tố con người với quản lý yếu tố hoạt động tài chính là đặc điểm quan trọng của quản lý TCC.

hinh-anh-quan-ly-tai-chinh-cong-3

3.2. Đặc điểm về việc sử dụng các phương pháp quản lý TCC

Như đã đề cập ở trên, trong quản lý tài chính công có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau (tổ chức, hành chính, kinh tế) và nhiều công cụ quản lý khác nhau (pháp luật, các đòn bẩy kinh tế, thanh tra – kiểm tra, đánh giá…). Mỗi phương pháp, công cụ có đặc điểm riêng, có cách thức tác động riêng và có các ưu, nhược điểm riêng. Nếu như phương pháp tổ chức, hành chính có ưu điểm là đảm bảo được tính tập trung, thống nhất dựa trên nguyên tắc chỉ huy, quyền lực thì lại có nhược điểm là hạn chế tính kích thích, tính chủ động của các cơ quan tổ chức hoạt động TCC.

Ngược lại, các phương pháp kinh tế, các đòn bẩy kinh tế có ưu điểm là phát huy được tính chủ động, sáng tạo nhưng lại có nhược điểm là hạn chế tính tập trung, thống nhất trong việc tổ chức các hoạt động TCC theo cùng một hướng đích.

Do đó, trong quản lý TCC, tuỳ theo đặc điểm của đối tượng quản lý cụ thể mà có thể lựa chọn phương pháp này hay phương pháp khác làm phương pháp nổi bật trên nguyên tắc chung là phải sử dụng đồng bộ và kết hợp chặt chẽ các phương pháp và công cụ quản lý.

Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động TCC là luôn gắn liền với quyền lực của Nhà nước, nên trong quản lý TCC phải đặc biệt chú trọng tới các phương pháp, công cụ mang tính quyền uy, mệnh lệnh để đảm bảo tính tập trung, thống nhất. Đó là các phương pháp tổ chức, hành chính, các công cụ pháp luật, thanh tra, kiểm tra. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của quản lý TCC.

3.3. Đặc điểm về quản lý nội dung vật chất của TCC

Nội dung vật chất của TCC là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ thuộc sở hữu Nhà nước mà Nhà nước có thể chi phối và sử dụng trong một thời kỳ nhất định. Các nguồn tài chính đó có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ hoặc tài sản, nhng tổng số nguồn lực tài chính đó là biểu hiện về mặt giá trị, là đại diện cho một lượng của cải vật chất của xã hội.

Về lý thuyết cũng như thực tiễn, sự vận động của các nguồn tài chính phải ăn khớp với sự vận động của của cải vật chất mới đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Điều đó càng có ý nghĩa và cần thiết bởi vì tổng nguồn lực tài chính mà Nhà nước nắm giữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn lực tài chính của toàn xã hội.

hinh-anh-quan-ly-tai-chinh-cong-4

Do đó, trong quản lý tài chính công, không những phải quản lý nguồn tài chính đang tồn tại cả dưới hình thức tiền tệ, cả dưới hình thức tài sản, mà còn phải quản lý sự vận động của tổng nguồn lực TCC – sự vận động về mặt giá trị – trên cơ sở tính toán để đảm bảo cân đối với sự vận động của các luồng của cải vật chất và lao động – sự vận động về mặt giá trị sử dụng – trong đời sống thực tiễn.

Như vậy, kết hợp quản lý, đảm bảo tính thống nhất giữa hiện vật và giá trị, giá trị và giá trị sử dụng là một đặc điểm quan trọng khác của quản lý TCC.

Các bài viết khác